404: Not Found Những đế chế ngôn từ – Một cuốn sách dày về lời nói và chữ viết của loài người – Nguyễn Cảnh Bình

Những đế chế ngôn từ – Một cuốn sách dày về lời nói và chữ viết của loài người

0

Các đế chế trong lịch sử không chỉ đơn giản là một thực thể chính trị, mà còn là biểu trưng của trí tuệ ngôn ngữ. Đây dường như là một cách tiếp cận thú vị, cung cấp nhiều thông tin quý giá hơn việc chỉ tập trung vào các quân vương và đội quân chinh phạt. Nicholas Ostler coi ngôn ngữ là sợi dây ràng buộc con người và hình thành nên tâm trí và xã hội. Để từ đó, khi xem xét sự thăng trầm của các đế chế, cuốn sách cho thấy dòng chảy và sức mạnh của ngôn ngữ, diễn ngôn bên cạnh dòng chảy chính trị hay dân tộc. Bản dịch tiếng Việt mới đây (2023) của cuốn sách, với tựa đề Các đế chế ngôn từ – lịch sử dưới góc nhìn ngôn ngữ, do đó là cơ hội để độc giả Việt Nam tiếp cận các nghiên cứu lịch sử từ nhiều khía cạnh khác nhau.

Nếu như các nghiên cứu ngôn ngữ học truyền thống thường tiếp cận qua nghiên cứu cấu trúc và sự tiến hóa của các ngôn ngữ thì Ostler tập trung hoàn toàn vào lịch sử của chúng – nghĩa là tìm hiểu quá trình hình thành, phổ biến và suy tàn của chúng như một quy luật lịch sử tất yếu. Với tác giả, lịch sử của một ngôn ngữ cũng chính là lịch sử của các nền văn hóa và văn minh khai sinh ra cũng như sử dụng nó. Đó là nguyên nhân vì sao ông tập trung vào những ngôn ngữ đã từng hoặc vẫn nắm giữ sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn cầu, bao gồm các ngôn ngữ cổ Lưỡng Hà, Ba Tư, Ả Rập, Ai Cập cho đến ngôn ngữ Hán, Phạn, Hy Lạp, Latin và tiếng Anh.

Cuốn sách của Ostler cho thấy rằng tri thức đọc viết (literacy) và lưu trữ thông tin văn bản là một vũ khí văn hóa mạnh mẽ bởi nó cho phép một nền văn hóa có được ý thức về chính mình xuyên không gian và thời gian. Một nền văn minh có chữ viết có thể giúp tiếp nhận nhiều thông tin và kiến thức hơn những gì mà một bộ óc có thể tiếp nhận, và lưu trữ chúng ngay cả khi tâm trí mất đi. Trên hết, nó giúp thống nhất, tổ chức và quản lý xã hội dễ dàng và ưu việt hơn những xã hội không có tri thức đọc viết. Những ghi chép trên các tấm đất sét của người Sumer và Akkad là những minh chứng rõ ràng nhất: Bất chấp thiên tai, binh hỏa tao loạn suốt lịch sử của vùng Tây Á, ngay cả khi nền văn minh khai sinh ra chúng sụp đổ và biến mất khỏi dòng chảy lịch sử, thì chúng vẫn được bảo tồn đến hiện nay, ngay cả khi các thư viện bảo quản chúng bị đốt phá và cướp bóc.

Tham khảo thêm tại đây

Related Posts

Leave a Reply

My New Stories