Đây là những gì tôi – NCB tóm tắt/suy luận từ cuốn sách này:
1/ Chúng ta không đánh giá mọi thứ một cách tách biệt, mà luôn so sánh chúng với những thứ khác (nhận thức về giá cả, sự công bằng,…) –> luôn tạo ra sự so sánh. Menu quán ăn liệt kê chai rượu đắt tiền để khách hướng đến mua chai vừa phải..
2/ Những thứ miễn phí, ngay cả khi vô dụng, cũng hấp dẫn hơn những thứ tương tự với giá rẻ, bẫy dùng thử miễn phí là một ví dụ điển hình lôi kéo cả tỷ người..
3/ Chúng ta nhiệt tình và đạo đức hơn khi các chuẩn mực xã hội được đề cao, nhưng ích kỷ hơn trong môi trường chú trọng mua bán. –> hãy tạo ra môi trường phù hợp với mục đích và hành vi bạn muốn hướng đến.. (Đây là một kiểu thao túng tâm lý..)
4/ Sở hữu một thứ gì đó, ngay cả khi nó không có giá trị, cũng khiến chúng ta cảm thấy nó có giá trị và khó từ bỏ. Điều quan trọng ở đây là: tính sở hữu. –> bản in sách đặc biệt ghi tên người sở hữu sẽ lôi kéo khách..
5/ Không phải cứ nhiều là tốt, có quá nhiều lựa chọn thường dẫn đến việc khó ra quyết định. –> hãy cho khách hàng ít chọn lựa thôi.
6/ Giá cả ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta về chất lượng và giá trị, ngay cả khi bản thân sản phẩm không thay đổi. –> Đừng bán giá rẻ những thứ không thể rẻ dù chi phí sản xuất không cao.
7/ Chúng ta có khả năng gian lận cao hơn khi tính ẩn danh tăng lên, phần thưởng giá trị và rủi ro bị phát hiện thấp. –> hãy tạo ra và phát triển khách hàng trung thành..
8/ Hãy đưa ra quyết định khi bạn bình tĩnh và lý trí để tránh đưa ra những lựa chọn bốc đồng hoặc bị chi phối bởi cảm xúc.
9/ Cảm xúc có thể che mờ lý trí, vậy nên hãy tránh xa những tình huống trước khi bị cảm xúc lấn át, hoặc chuẩn bị trước kết quả cho bất kể kỳ vọng nào.
10/ Những thay đổi nhỏ có thể ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta theo hướng tích cực, chẳng hạn như ăn uống lành mạnh hơn hoặc tiết kiệm nhiều hơn.